Phát triển Đồ mã

Đường Minh HoàngĐường Đại Tông

Năm Khai Nguyên thứ 26 (năm 738), vua Đường Huyền Tông (685-762) ra sắc dụ cho phép dùng tiền giấy thay cho tiền thật trong việc cúng tế, cầu siêu... Như vậy, có thể nói Vương Dũ chính là thủy tổ nghề vàng mã.

Ngoài giấy tiền vàng bạc cùng các loại giấy khác, người Trung Quốc thời đó còn chế ra các loại hình nhân thế mạng cho vợ hầu, con cái, tôi tớ, cửa nhà, xe cộ, đồ đạc, vật dụng, áo quần, lục súc… và hàng trăm vật khác làm bằng giấy. Các loại đồ vàng mã gọi chung là minh khí này liên tục xuất hiện, làm cho nhân dân đua nhau chuộng đồ mã.

Đến đời vua Đường Đại Tông (726-779) (năm 762), khi Phật giáo đang cực thịnh ở Trung Quốc, nhân dịp lễ Vu Lan, một nhà sư Phật giáo muốn khuyến khích người dân theo Phật nên tâu với vua ra lệnh cho người dân đốt nhiều vàng mã để kính biếu gia tiên trong ngày này. Không lâu sau, chiếu chỉ của vua lại bị chư tăng Phật giáo công kích dữ dội vì đốt vàng mã vào ngày rằm tháng 7 đã làm mất đi ý nghĩa thật sự ngày lễ Vu Lan.

Trước sự phản đối của chư Tăng, người dân Trung Quốc tỉnh ngộ bỏ vàng mã nên nghề vàng mã dần suy thoái. Hậu duệ của Vương DũVương Luân bị thất nghiệp đã nghĩ kế làm người chết sống lại để người đời tin tưởng là nhờ hối lộ vàng mã mà thần thánh cho mình được phục sinh. Kể từ đó, nghề vàng mã lại phục hưng, người dân Trung Quốc tiếp tục dùng vàng mã để đốt cho linh hồn các gia tiênthiên, địa, quỷ, thần trong tam, tứ phủ khi ma chay, tế lễ... (Tam tứ phủ là tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam và nhiều nước châu Á, thờ các vị đứng đầu và các quan cai quản trời-đất-nước và địa phủ để cầu xin tài lộc, sức khỏe trong đời sống hiện tại).

Sách Trực Ngôn Cảnh Giác của Trung Hoa kể lại rằng Vương Luân là dòng dõi của Vương Dũ, vì không muốn nghề nghiệp gia truyền làm vàng mã bị mai một, nên cố gắng hết sức để chấn hưng nghề làm đồ mã, bèn lập mưu với người bạn thân, lên kế hoạch bí mật chết giả, bằng cách để người bạn thân đó giả vờ đau ốm cho mọi người biết, khoảng vài ngày sau Vương Luân loan tin người bạn thân đã qua đời, sau đó khâm liệm bỏ vào quan tài chờ ngày an táng. Nhưng sự thật thì người bạn của Vương Luân vẫn còn sống, tuy ở trong quan tài nhưng vẫn có lỗ trống ở dưới đáy để thở và đưa thức ăn vào. Đến ngày đưa đám tang, trong khi lễ nhạc linh đình, phúng điếu rộn rịp, Vương Luân đem giấy tiền vàng mã và những đồ dùng bằng giấy như nhà cửa, áo quầnhình nhân thế mạng, đích thân làm lễ cúng tế để cầu nguyện cho người bạn thân. Sau đó ông ta đốt hết giấy tiền vàng mã và hình nhân thế mạng.

Khi đốt xong thì quan tài tự nhiên rung động, ai nấy đều mục kích rõ ràng, vội cùng nhau mở nắp quan tài ra. Người bạn thân của Vương Luân quả nhiên sống lại, đến trước mặt Vương Luân phủ phục xuống đất cảm tạ và thuật lại cho mọi người nghe rằng chư vị thần dưới âm đã nhận được vàng mã và hình nhân thế mạng nên thả hồn ông ta trở về cõi trần, nên ông ta mới được sống lại.

Mọi người đều tin là thật và tin tức được loan truyền rộng rãi trong dân gian, nên đồ mã của Vương Luân sau đó lại được hưng thịnh như xưa. Nhờ thế các nhà buôn đồ mã lại làm giàu một cách nhanh chóng và phổ biến sang các nước chư hầu để tiêu thụ, trong đó có Việt Nam. Sau này do sự cạnh tranh nghề nghiệp, nên người bạn thân đã tiết lộ mưu kế gian xảo của Vương Luân và vì thế ngày nay chúng ta mới biết lai lịch việc này.

Vàng mã đã được phát triển bởi người Trung Quốc hiện đại và trên khắp Đông Á, Nam ÁĐông Nam Á (như: Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ...) từ cuối thế kỷ 19. Từ đầu thế kỷ 20 có sự tương đồng với loại tiền thương mại nhỏ thuộc loại được phát hành bởi các doanh nghiệp trên khắp Trung Quốc cho đến khi giành độc lập giữa những năm 1940.

Tục lệ đốt vàng mã này ảnh hưởng sâu đậm vào nước ta, từ vua chúa đến thứ dân. Vụ đốt vàng mã lớn nhất Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 là trong đám tang của Vua Khải Định, băng hà vào ngày 25 tháng 11, năm 1925, triều đình Huế đã làm nguyên cả ngôi điện Kiến Trung bằng giấy thật lớn và nhiều loại đồ dùng của vua như ngự liễn, long xa, tàn kiệu, v.v... để đốt theo vua.